Giấc ngủ ngon đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Không chỉ giúp phục hồi sức khỏe, cải thiện chỉ số cảm xúc giấc ngủ còn giúp tái tạo năng lượng và duy trì sự cân bằng cho ngày mới. Vậy bạn đã biết gì về giấc ngủ REM? Những lợi ích và ý nghĩa tuyệt vời của giấc ngủ REM mang lại là gì? Bạn hãy cùng tìm câu trả lời chi tiết bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa giấc ngủ non-REM

Giấc ngủ non-REM hay Non Rapid Eye Movement là giấc ngủ không có chuyển động của mắt. Đây là một chu trình quan trọng đóng vai trò thiết yếu trong việc phục hồi và tái nạp năng lượng cho ngày mới. Giấc ngủ này diễn ra trong 4 giai đoạn cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1: Ngủ chập chờn
Đây là thời điểm cơ thể bắt đầu thả lỏng, bạn bắt đầu có những dấu hiệu buồn ngủ nhưng chưa thực sự rơi vào trạng thái ngủ sâu. Ở giai đoạn này, giấc ngủ còn chập chờn bạn dễ bị giật mình bởi tiếng động hoặc các tác động từ bên ngoài. Các hoạt động của cơ thể bắt đầu chậm lại để chuẩn bị vào giai đoạn của giấc ngủ sâu.
- Giai đoạn 2: Ngủ sâu
Ở trạng thái ngủ sâu cơ thể dần rơi vào trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn. Ở giai đoạn này, bạn có thể cảm nhận sự mơ hồ trong nhận thức cùng những suy nghĩ và cảm xúc rời rạc.
- Giai đoạn 3: Ngủ say
Khi bước vào giai đoạn ngủ say bạn sẽ rất khó bị đánh thức do cơ thể đang được thư giãn và nghỉ ngơi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bạn gặp tiếng động mạnh đột ngột với âm thanh lớn hay có tác động vào cơ thể bạn vẫn có thể bị tỉnh giấc. Đây là bản năng tự nhiên của cơ thể giúp bạn phản ứng với kích thích bất ngờ từ môi trường xung quanh ngay cả khi bạn rơi vào trạng thái ngủ sâu nhất.
- Giai đoạn 4: Ngủ mơ
Ngủ mơ là giai đoạn cuối cùng của chu trình giấc ngủ non-REM. Các hiện tượng như mộng du, nói mớ… thường xuất hiện phổ biến ở giai đoạn này.
Giai đoạn 3 và 4 thường là lúc chúng ta chìm vào giấc ngủ sâu, giai đoạn này đóng vai trò quan trọng trong phục hồi năng lượng thể chất, sản xuất và tái tạo các hormon tăng trưởng cung cấp năng lượng cho ngày mới.
Giấc ngủ REM là gì?
Giấc ngủ REM – Thuật ngữ viết tắt của Rapid Eye Movement là giấc ngủ chuyển động nhanh của mắt. Hiểu đơn giản là khi ngủ mắt đã nhắm nhưng vẫn có những chuyển động nhất định như mơ hay các hoạt động khác. Theo một số nghiên cứu cho thấy, khi giấc ngủ REM xảy ra hơi thở vẫn được điều chỉnh nhẹ nhàng theo nhịp tuy nhiên tim đập nhanh và huyết áp sẽ tăng cao.
Giấc ngủ REM là một chu trình nằm xen giữa các giai đoạn của giấc ngủ non-REM thường diễn ra khoảng hơn một giờ dao động từ 70 – 90 phút tính từ lúc bạn bắt đầu nhắm mắt và bước vào giấc ngủ. Khi đó, sóng não Delta dần thay đổi sang Alpha khiến các toàn bộ các giác quan trở nên thụ động, nhịp tim và hơi thở sẽ hơi tăng đột ngột.
REM trong giấc ngủ sẽ ảnh hưởng vào chế độ ăn uống và sinh hoạt của từng độ tuổi khác nhau. Dựa trên thực tế, giấc ngủ REM ảnh hưởng khá lớn vào độ tuổi, tuổi càng lớn thì giấc ngủ REM xuất hiện càng ít. Ngược lại, giấc ngủ REM lại chiếm ở phần lớn thời gian trong chu trình giấc ngủ ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Giấc ngủ REM và non-REM bổ trợ tạo nên giấc ngủ hoàn thiện giúp bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần con người được tốt hơn.
Vai trò quan trọng của giấc ngủ REM
Bạn đã biết gì về tầm quan trọng của giấc ngủ REM? Giấc ngủ REM có thực tốt? Cùng tham khảo vai trò quan trọng của giấc ngủ REM dưới đây:
Nâng cao khả năng ghi nhớ

Ngoài vai trò hỗ trợ phát triển hệ thần kinh trung ương, giấc ngủ REM còn giúp não bộ củng cố và xử lý thông tin hiệu quả. Giấc ngủ REM giúp vận chuyển hình ảnh, thông tin tiếp nhận lưu trữ trong bộ nhớ tạm của não đến trí nhớ dài hạn. REM giúp nâng cao khả năng ghi nhớ, thúc đẩy khả năng làm việc của não bộ.
Phát triển khả năng ngôn ngữ

Giấc ngủ REM giúp não bộ sàng lọc và giải phóng dữ liệu thông tin. Những hình ảnh, âm thanh tiếp nhận trong ngày sẽ được tham chiếu và củng cố để giúp não bộ ghi nhớ dài hạn. Các thông tin đó sẽ giúp hình thành khả năng ngôn ngữ của mỗi người.
Giấc ngủ REM giúp phát triển khả năng ngôn ngữ phổ biến ở trẻ nhỏ đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Nếu bạn không biết chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh đúng cách ở những tháng đầu, bé có thể bị chậm nói, phát triển ngôn ngữ không toàn diện.
Phục hồi và chữa lành các vấn đề về tâm lý
Giấc ngủ REM giúp phục hồi và chữa lành các vấn đề về tâm lý hiệu quả. Với đặc tính của giấc ngủ REM là chuyển động nhanh của mắt. Những hình ảnh tiếp nhận sẽ được sàng lọc và loại bỏ những thông tin dư thừa. Giấc ngủ REM giúp điều hòa tâm trạng, giải tỏa những tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày mang lại trạng thái thư giãn với tinh thần lạc quan và vui vẻ hơn.
Làm thế nào để duy trì giấc ngủ REM?
Giấc ngủ REM giữ vai trò thiết yếu trong chu trình giấc ngủ toàn diện của mỗi người. Ngoài bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất giấc ngủ REM mang lại nhiều lợi đặc biệt là não bộ ở trẻ nhỏ và người trưởng thành. Vậy làm thế nào để duy trì giấc ngủ REM đều đặn mỗi đêm? Dưới đây là một số phương pháp mà bạn có thể tham khảo:
Thiết lập và duy trì đồng hồ sinh học hợp lý

Hãy thiết lập và duy trì ổn định đồng hồ sinh học của cơ thể, thường xuyên ngủ đúng giờ hạn chế tối đa việc thức khuya. Điều này giúp chu trình của giấc ngủ được diễn ra hoàn thiện và nhịp nhàng hơn, giảm thiểu ảnh hưởng đến giấc ngủ sâu và thúc đẩy sự xuất hiện của giấc ngủ REM.
Hạn chế sử dụng chất kích thích trước khi ngủ
Chất kích thích có tác dụng làm ức chế và kìm hãm giấc ngủ REM. Để chu trình giấc ngủ được diễn ra trơn tru và hoàn thiện hơn bạn nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu bia, trà, nước ngọt có gas… hay các loại thuốc giảm đau có tính mạnh. Nếu sử dụng bạn nên uống trước khoảng 4 giờ trước ngủ để ngủ sâu và trọn vẹn hơn.
Rèn luyện thể chất nâng cao sức khỏe

Trước khi ngủ bạn hãy tự tạo cho mình những thói quen tốt như tập thể dục hoặc một vài động tác yoga nhẹ nhàng, thư giãn trước khi đi ngủ. Thói quen rèn luyện này không chỉ giúp cơ thể thư thái và thả lỏng tối đa mà còn giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ, mang đến một giấc ngủ sâu và phục hồi tốt hơn. Việc tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ cũng góp phần giúp tăng được thời gian của giấc ngủ REM nhiều hơn.
Xây dựng môi trường ngủ thoáng mát & yên tĩnh

Việc giữ cho phòng ngủ luôn sạch sẽ, thoáng mát và yên tĩnh tạo điều kiện lý tưởng cho cơ thể nghỉ ngơi và mang đến trải nghiệm ngủ tuyệt vời. Bạn có thể sử dụng rèm cửa để hạn chế ánh sáng chiếu vào phòng hay sử dụng thêm tinh dầu thơm để không khí thông thoáng, dễ chịu và ngủ thư giãn hơn. Một môi trường ngủ tốt sẽ giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ sâu và tần suất giấc ngủ REM cũng xuất hiện nhiều hơn.
Bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ một số thông tin giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về giấc ngủ REM. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ hỗ trợ bạn trong việc nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần thông qua một giấc ngủ chất lượng và trọn vẹn nhất!